Phong cách lãnh đạo thành công
5 biểu hiện của một nhà lãnh đạo giỏi
- Một nhà lãnh đạo tài
ba luôn là người “cầm cân nảy mực” và làm chủ mọi hoàn cảnh thông qua
những quyết định sáng suốt của mình.
Với họ, ý nghĩ là vô nghĩa, mệnh lệnh là quan trọng và kết quả là thước đo của mọi chuẩn mực.
Để trở thành một người lãnh đạo tài ba là một việc vô cùng
khó khăn và đòi hỏi nhiều tâm huyết. Nhưng chỉ một sai lầm nhỏ cũng có
thể
biến bạn thành một nhà lãnh đạo tồi và bị nhân viên xa lánh.
Dưới đây là 5 sứ mệnh của nhà lãnh đạo tài ba:
1.Tạo điều kiện phát triển cho mỗi nhân viên
Nhân viên là yếu tố then chốt tạo nên một tập thể vững mạnh và là điểm
tựa cho các nhà lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ không còn ý nghĩa gì
nếu như không có nhân viên. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất của lãnh đạo chính là phát huy sức mạnh của nhân viên, tạo
điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của nhân viên nhằm đóng góp cho sự phát triển chung của tổ chức.
Điều quan trọng không phải là nhân viên đem lại điều
gì cho nhà lãnh đạo mà chính là lãnh đạo có thể làm gì để nhân viên hết
lòng phục
vụ cho mình. Nếu họ muốn được học tập, nâng cao tri thức và
trình độ của mình, bạn nên tạo điều kiện cho họ. Hãy lắng nghe tiếng nói
của nhân viên để hiểu những nhu cầu và mong muốn thiết thực của họ. Từ đó, bạn có thể giúp họ đạt được những mục tiêu và kì vọng.
2.Giải quyết mọi vấn đề phát sinh
Chính vì là người cầm cân nảy mực nên nhà lãnh đạo luôn phải thật tỉnh
táo và giải quyết mọi vấn đề ngay khi nó vừa phát sinh. Không
có gì giết
chết tinh thần đồng đội nhanh hơn là việc để cho mâu thuẫn tồn tại
trong tập thể. Các mối xung đột cá nhân hay bất đồng quan
điểm xung
quanh hiệu suất và kết quả lao động…Tất cả đều cần đến sự đánh giá và
phán quyết cuối cùng của nhà lãnh đạo. Vì vậy, hãy
giải quyết mọi vấn đề một cách linh hoạt nhất.
Mọi vấn đề phát sinh trong tổ chức,
dù là nhỏ nhất, cũng không bao giờ tự biến mất mà luôn cần có sự giải
quyết triệt để. Nếu bạn
không làm được như vậy, vấn đề nhỏ sẽ càng thêm
dai dẳng và phát triển thành vấn đề lớn hơn. Trong trường hợp đó, bạn
chỉ còn 2 lựa
chọn : hoặc là giải quyết vấn đề hoặc là giải thể công ty (tổ chức).
3.Giúp đỡ nhân viên khi gặp khó khăn
Không
chỉ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, nhà lãnh đạo còn phải có
nhiệm vụ đứng ra giúp đỡ, động viên khi nhân viên gặp khó
khăn. Hơn ai
hết, lãnh đạo chính là những người đã giao nhiệm vụ cho nhân viên, hiểu
được tính chất cũng như mức độ khó khăn của
công việc mà nhân viên đang
làm. Vì thế, khi nhân viên gặp khó khăn, đừng đứng đó chỉ trích và phê
bình. Dù vấn đề xuất phát từ lỗi
của ai, việc đầu tiên lãnh đạo nên làm là giúp nhân viên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của họ. Nếu lãnh đạo làm như vậy,
nhân viên sẽ càng thêm yêu quý và nể phục, đồng thời sẽ cố gắng hết mình để không phụ sự kì vọng của “sếp”.
4.Phục vụ mọi người
Lãnh đạo làm việc không phải để cho chính bản thân họ, mà là cho cả tập
thể, cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người khác. Nhiệm vụ
của người
lãnh đạo cũng không phải là nhiệm vụ cá nhân, mà phải là nhiệm vụ của cả
tổ chức. Chính vì thế, để làm lãnh đạo, bạn không
nên đặt cái “tôi” của
mình lên trước tập thể. Đừng bao giờ nói rằng “Mọi việc rất khó khăn,
nhưng cuối cùng, nhờ những nỗ lực của bản
thân, tôi đã…”. Nhân viên có quyền nói câu đó, nhưng lãnh đạo thì không bao giờ được phép nói như thế.
Khi đứng trước thành công, bạn cũng không nên “vơ’ tất cả
về mình, dù ai cũng biết công sức của bạn rất lớn. Nhưng hãy đứng về
phía
tập thể, hãy tuyên dương cả tập thể trước khi khen ngợi một cá nhân. Và hãy hành động cho mọi người thấy rằng, họ quan trọng thế nào
đối với bạn và cả tổ chức. Chắc chắn, họ cũng sẽ tự nhận thấy tầm quan trọng của một nhà lãnh đạo “khôn ngoan” như bạn.
5.Luôn khiêm tốn
Bạn là người đứng đầu một doanh nghiệp, một tổ chức lớn. Hàng ngàn
người ngưỡng mộ và mong có được thành công như bạn. Họ
thường coi bạn là thần tượng để học hỏi và phấn đấu. Vô hình chung, bạn trở thành một hình mẫu lý tưởng nhưng đầy xa lạ và khó gần
trong mắt tất cả mọi người. Vì thế, hãy cố gắng tránh điều này.
Hãy cư xử thật khéo léo và
khiêm tốn, đừng tạo cảm giác xa cách cho nhân viên. Nếu không, bạn sẽ
bị cô lập. Bạn hãy luôn nhờ rằng
có nhân viên thì mới có người lãnh đạo, chứ không phải nhà lãnh đạo tạo ra nhân viên.