L/C - Tất tần tật về Tín dụng thư L.C (Letter of credit)
Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản
pháp lý được
phát hành bởi một tổ chức tài chính
(thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo
đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người
thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình
(đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu
có) những điều kiện sau đây:
Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của
LC. Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh
sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm ..v.v
Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
Nói một cách ngắn gọn, một L/C là:
Một loại chứng từ thanh toán
Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.
Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận
thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng)
trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản.
Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC.
LC cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà xuất khẩu
sẽ được trả tiền bằng cách mua lại LC. LC được sử
dụng chủ yếu trong giao dịch
thương mại quốc tế có giá trị lớn. LC cũng được dùng trong quá trình phát triển
điền sản để bảo đảm rằng
những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, ke chắn sóng ..v.v) sẽ được xây dựng.
Các bên liên quan luôn luôn tồn tại trong LC:
Người thụ hưởng (Beneficiary): người nhận tiền.
Ngân hàng phát hành(opening/issue bank): Ngân hàng mà người nộp đơn xin mở LC.
Ngân hàng thông báo(advising bank): Ngân hàng mà người thụ hưởng là khách hàng.
Tuy nhiên, người nộp đơn xin mở LC không phải là một bên trong LC.
Hầu hết các LC được sử dụng hiện nay là L/C không hủy ngang. Trong quá trình tiến
hành giao dịch, LC kết hợp những chức năng
thông thường của séc và ký quỹ trực
tiếp.
L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người
nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung
cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong
thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những
chứng từ phù hợp với
qui định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu (Mẫu mở L/C được in sẵn do NH cấp)
Thông qua hình thức này, người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực
thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 500 - Các qui tắc
và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).
Là khách hàng mở L/C nhập khẩu của NH, Quý khách còn có thể yêu cầu NH tư vấn về
những điều khoản thanh toán…tốt nhất phù
hợp với thông lệ quốc tế để đạt hiệu quả.
Trong hình thức này, thực chất NH đã đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập
khẩu. Vì vậy, NH sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với
khách hàng như: Đề nghị ký quỹ,
vay vốn…Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng, NH có thể áp dụng
mức miễn,
giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc từng địa bàn NH công bố trong từng
thời kỳ cụ thể.
Trong nhiều năm qua, việc tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực thanh toán quốc tế
đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo các Ngân
hàng phục vụ Người xuất khẩu cũng như Người nhập khẩu mở L/C tại NH (để biết thêm chi tiết đề nghị Quý khách xem phần Hướng
dẫn phía dưới)
- Ngoài thanh toán bằng L/C, NH còn thực hiện các phương thức thanh toán khác:
· Nhờ thu D/A (Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ)
· Nhờ thu D/P (Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ)
· Nhờ thu D/OT (Nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác)
· Hoặc chuyển tiền đi (đề nghị Quý khách tham khảo phần Chuyển tiền)
THƯ TÍN DỤNG KHÔNG THỂ HUỶ NGANG - IRREVOCABLE L/C
I - Yêu cầu mở L/C :
1 - Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:
Giả sử là trong hợp đồng các bên đã đồng ý thanh toán bằng L/C, Quý khách cần
xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ
yêu cầu ngân hàng mở.
1.1 - L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%
1.2 - L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có
yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ đề nghị Quý
khách liên hệ với bộ phận Tín dụng nghiên cứu xem xét hoặc NH sẽ cung cấp đến Quý khách trong từng thời kỳ.
1.3 - L/C phát hành bằng vốn vay của NH, Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng
để xem xét.
2 - Đơn yêu cầu mở L/C:
Sau khi xem xét nguồn vốn, Quý khách căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn yêu cầu NH phát hành L/C. Để thuận tiện cho Quý
khách NH đã có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của Tổ chức SWIFT quốc tế.
Quý khách đọc kỹ và điền vào các ô.
Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người mua, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ
nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào
L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người mua vi phạm hợp đồng.
Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, Khách hàng cần xuất trình tại NHNT các giấy tờ sau:
2.1 - Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu )
2.2 - Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.
2.3 - Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu)
2.4 - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).
Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng, NHNT sẽ quyết định việc phát hành L/C.
* Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những qui định đã nêu ở trên khách hàng cần gửi cho NH
những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay.
II - Kiểm tra nội dung L/C
Sau khi NH phát hành L/C, Quý khách sẽ nhận được một bản sao L/C đó. Quý khách
nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn
yêu cầu của Quý khách để đảm bảo
rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của Quý khách, đồng thời
thông báo cho
NH ngay những sai lệch nếu có.
III - Sửa đổi L/C
Nếu Quý khách có nhu cầu sửa đổi L/C , đề nghị Quý khách xuất trình Thư yêu cầu
sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận
giữa người mua và người bán (nếu có).
IV - Nhận và kiểm tra chứng từ
Quý khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở NH. Sau khi nhận
chứng từ Quý khách cần kiểm tra đối chiếu giữa
nội dung L/C với các chứng từ nhận
được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ trong vòng 03 ngày
làm việc Quý
khách cần thông báo gấp cho NH để khiếu nại ngân hàng nước ngoài.
NH giao chứng từ khi Quý khách chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan (nếu có).
V - Yêu cầu phát hành Bảo lãnh/ uỷ quyền nhận hàng theo L/C.
NH thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát
hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để
Quý khách có thể nhận hàng theo L/C.
Điều kiện để NHNT phát hành Thư bảo lãnh - Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc
:
Quý Khách cần ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho NH khoanh số tiền
tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài
khoản tiền vay khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp Quý khách cần xuất trình những giấy tờ sau:
1 - Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành
bảo lãnh (theo mẫu) kèm 01 bản sao vận đơn đường
biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
2 - Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành
Uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận
đơn hàng không ghi người nhận hàng là NH kèm 01 bản sao hoá đơn.
3 - Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn
(theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn đường biển và
01 bản sao hoá đơn.
VI - Thanh toán L/C:
NHNT sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của Quý khách hàng để thanh
toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C
khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
VII - Hủy bỏ L/C
Nếu Quý khách có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý NH không chấp nhận huỷ L/C trong trường hợp:
1 - Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NH
2 - Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa được
sự chấp thuận huỷ L/C của các Ngân hàng liên
quan.
VIII - Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với
người Nhập khẩu/Người mở L/C.
1. Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và
các chứng từ cần xuất trình.
2. Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn
tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ
không biết đến hàng hóa.
Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả
tiền mặc dù hàng hóa đã
giao không đúng với hợp đồng.
3. Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng
4. Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C
các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật
quá phức tạp.
5. Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với NH để phối hợp xử lý.
6. Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.