Những sai lầm thường gặp của sếp





Dưới đây là những sai lầm và thiếu sót thường gặp ở các nhà lãnh đạo:

 

Không tin tưởng nhân viên sẽ làm được việc


Một vài nhà quản lý không tin tưởng ở nhân viên của mình nên họ ôm đồm cả những công việc mà lẽ ra phải giao cho nhân viên làm.


Cách này không hiệu quả vì họ không có đủ thời gian để làm hết mọi thứ. Và một khi sếp làm việc của nhân viên, sếp sẽ bị xao nhãng và


không thể hoàn thành nhiệm vụ của chính sếp. Nếu nhà quản lý đi vào con đường quản lý vi mô, nhân viên cấp dưới sẽ không học hỏi và


phát triển được các kỹ năng để có thể làm tốt hơn, làm nhiều hơn và độc lập hơn.

 

Lạm dụng quyền lực


Lạm dụng quyền lực để ép buộc nhân viên hay quát tháo họ chỉ khiến công việc thêm rối hơn. Nghiêm trọng hơn, nó có thể hủy hoại


nhuệ khí làm việc của nhân viên và biến bạn thành một người sếp không đáng kính trọng. Điều nhân viên cần là sự khuyến khích chứ


không phải dọa nạt hay ép buộc. Hãy nhớ tất cả những người lãnh đạo lạm dụng quyền lực sẽ thất bại.

 

Là người nhân viên khó tiếp cận


Là người lãnh đạo, bạn bận rộn hơn những người khác nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên không thể tiếp cận bạn. Họ cần bạn


trực tiếp giải đáp những thắc mắc, động viên họ và đảm rằng mọi việc vẫn đang vận hành tốt.

 

Trút giận lên đầu cấp dưới


Nhiều nhân viên phàn nàn rằng họ phải “giơ đầu chịu báng” mỗi khi sếp giận dữ. Nếu sếp có một ngày tồi tệ và sếp bực mình, sếp sẽ tỏ


thái độ và nhân viên phải chịu. Nhưng điều mà các nhà quản lý cần làm khi có chuyện không vui là giữ bình tĩnh vì trước các nhân viên,


thái độ của sếp là sự phản ánh không chỉ về con người sếp mà còn cả về công ty. Mọi chuyện không phải lúc nào cũng như ý và nhà


quản lý cần hiểu điều đó khi quản lý con người.


 

Chỉ trích nhân viên trước đông người


Nếu bạn muốn khiển trách hay phê bình nhân viên, hãy gặp riêng họ. Đây là cách giữ thể diện cho nhân viên và giúp họ cải thiện hiệu quả


làm việc mà không gây ra mâu thuẫn.

 

Không giữ lời hứa


Những lời hứa của bạn, dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn với nhân viên bởi công việc hàng ngày của họ phụ thuộc vào chúng. Chỉ cần bạn


quên những gì đã hứa hay làm khác cam kết, nhân viên sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy thực hiện những lời hứa của mình để trở thành


người lãnh đạo đáng tin cậy trong mắt nhân viên.

 

Thiên vị


Tất nhiên, sếp sẽ cảm tình hơn với những nhân viên xuất sắc, nhưng hãy thể hiện sự yêu thích của bạn trong giới hạn nhất định. Hãy đối


xử công bằng với tất cả nhân viên để họ thấy rằng mình được tôn trọng, từ đó cố gắng cống hiến nhiều hơn cho công ty.

 

Tâm trạng thất thường


Bạn là cũng là người bình thường và có lúc tâm trạng thất thường, buồn, vui, nóng giận… lẫn lộn. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiểm soát


chúng khi làm việc với nhân viên. Thử tưởng tượng xem liệu nhân viên có thể tập trung làm việc được hay không nếu cứ phải để ý sắc


mặt của bạn.

 

Không sẵn sàng giúp đỡ nhân viên muốn dịch chuyển


Trong nền kinh tế hiện nay, mọi người không muốn làm một công việc cả đời mà muốn dịch chuyển để thu thập những kinh nghiệm mới.


Nhiều nhà quản lý không ủng hộ những nhân viên có mong muốn dịch chuyển và làm mọi thứ trong khả năng quyền lực của mình để cản


trở những cơ hội dịch chuyển của nhân viên, thậm chí ngay trong cùng công ty. Các sếp cần hiểu rằng, lợi ích cao nhất của sếp không


phải lúc nào cũng là lợi ích cao nhất của nhân viên. Rất có thể, kiểu gì những nhân viên muốn di chuyển cũng sẽ ra đi, cho dù sếp có cản


trở họ thế nào. Vì vậy, tốt hơn hết, nhà quản lý không nên cản trở những nhân viên như vậy để duy trì mối quan hệ.


Tin tức khác

Hotline: 0918635693


skype1
091 813 5693


skype2
091 813 5693

 


Tư Vấn
091 813 5693


yahoo2
091 813 5693